Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

Gia Đình Yêu Thương



GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG
Thiên Phúc

Con người được mời gọi hiện hữu vì tình yêu và đến với tình yêu. Tông Huấn về Gia Đình số 11 viết: “Tình yêu thương là căn bản và bẩm sinh của con người”. Hơn nữa, nơi duy nhất tình yêu có thể trao hiến cho nhau về thể lý lẫn tinh thần chính là tình yêu trong gia đình.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã khẳng định: “Tương lai của nhân loại nằm trong tay gia đình”. Quả thật, nếu chỉ có tình yêu thương mới có thể cứu vãn nhân loại, thì tình yêu thương ấy con người chỉ có thể học hỏi từ nơi gia đình mà thôi. Nhân loại sẽ đi về đâu, nếu trong gia đình vợ chồng không yêu thương nhau. Nếu người cha, người mẹ không còn biết sống cho con cái mình?

Mẹ Têrêxa Calcutta có lời khuyến khích đơn sơ nhưng rất căn bản cho sự phát triển và hạnh phúc của con người: “Hãy phổ biến tình yêu thương khắp nơi bạn sinh sống. Trước hết là trong chính gia đình bạn, cha mẹ hãy yêu thương con cái, vợ chồng yêu thương nhau, mọi người hãy yêu thương người lân cận mình, đừng để bất cứ ai đến với ta mà ra đi không cảm thấy mình được trở nên tốt hơn, hạnh phúc hơn”.

Vậy các bậc Hiền Mẫu chúng ta, hãy tìm hiểu về tình yêu thương trong gia đình, và quyết tâm thực hiện tình yêu thương ấy để mang lại hạnh phúc cho nhau và cho chính mình.

1.     Mẫu gương của gia đình

Gia đình có một mẫu gương rất tuyệt vời, đó là Thiên Chúa Ba Ngôi. Nếu con người hình ảnh của Thiên Chúa thì gia đình hình ảnh của Ba Ngôi Thiên Chúa. Thiên Chúa không sống đơn độc nhưng sống trong một gia đình Ba Ngôi. Ba Ngôi  khác biệt nhưng sống chung và làm việc với nhau,  yêu thương kết hợp với nhau, thắm thiết như  một gia đình, tới mức độ tuy Ba Ngôi nhưng chỉ một Thiên Chúa duy nhất. Cũng vậy, nếu Ba Ngôi là mẫu gương của gia đình thì mọi thành viên trong gia đình cũng phải yêu thương nhau, hòa hợp với nhau như một. Nhờ đó gia đình trở thành một thiên đàng tại thế, hưởng nếm phần nào hạnh phúc của thiên đàng mai sau. Muốn được vậy, các thành viên trong gia đình hãy hết lòng quan tâm chăm sóc nhau   hy sinh cho nhau. Đó là hình ảnh trung thực của thiên đàng vĩnh cửu.

2.     Bóng ma của gia đình

Bóng ma của gia đình chính là tính ích kỷ. Bất cứ một gia đình bất hạnh nào cũng thấy bóng dáng tính ích kỷ của một thành viên nào đó. Chính nó đã gây biết bao đau khổ cho gia đình. Nếu thành viên ích kỷ ấy người cha hay người mẹ, thì đau khổ trong nhà sẽ hết sức lớn lao. Gia đình nào càng nhiều người ích kỷ, gia đình ấy càng bất hạnh. Trái lại, gia đình nào càng nhiều người sống vị tha, biết hy sinh cho người khác, sẵn sàng thông cảm tha thứ cho nhau, gia đình ấy chắc chắn hạnh phúc, và là một gia đình thánh thiện.

3.     Bản chất của ta là yêu thương

          Thiên Chúa nguồn yêu thương. thế, muốn yêu thương, muốn loại trừ tính vị kỷ, con người phải kết hợp với Thiên Chúa, nguồn tình thương. Hãy luôn nhớ mình hình ảnh của Thiên Chúa được tạo dựng giống như Thiên Chúa được thông phần bản tính của Thiên Chúa”.  Nếu chúng ta giống hình ảnh của Thiên Chúa, được thông phần bản tính Ngài, thì bản chất của chúng ta cũng là yêu thương. Nếu chúng ta không yêu thương hay không yêu thương đủ, là chúng ta sống không đúng với bản chất của ta. Nhờ thường xuyên ý thức như thế, chúng ta sẽ yêu thương mọi người cách dễ dàng, và sẵn sàng làm tất cả để mọi người được hạnh phúc.

4.     Tập sống yêu thương

Gia đình là môi trường thuận lợi để chúng ta tập sống yêu thương. Cha mẹ yêu thương con cái điều kiện vị lợi, đồng thời mong con cái đáp lại tình yêu thương ấy. Bài tập yêu thương này hết sức dễ dàngyêu thương người đã hết lòng yêu thương hy sinh cho mình thì không có gì khó khăn. Tình yêu đáp trả này tự phát sinh do mình nhận được từ cha mẹ quá nhiều. Đây thứ tình yêu nhận nhiều hơn cho. Đó tình yêu cao cả nhất phản ảnh trung thực nhất tình yêu của Thiên Chúa con người kinh nghiệm được trong đời sống gia đình.

 Ngoài cha mẹ thì các anh chị em cũng yêu thương nhau bằng một tình yêu tương đối vị lợi. Với tình yêu này, con người phải tập cho nhiều hơn nhận ít hơn so với tình yêu đối với cha mẹ.

Trong gia đình, con người được yêu và chủ động yêu, nhận hy sinh từ người khác và chính mình cũng hy sinh cho người khác. Nhưng con người còn được Thiên Chúa mời gọi yêu thương một cách rộng rãi hơn, vượt khỏi phạm vi gia đình, để đến với những người ngoài. Yêu như thế khó hơn rất nhiều, nhưng nhờ áp dụng những kinh nghiệm về yêu thương đã có trong gia đình, việc yêu thương người ngoài gia đình, thậm chí kẻ thù, trở nên khả thi hơn.

Nếu những người trong gia đình – là những người tự nhiên yêu thương ta nhất và ta dễ yêu thương nhất – mà ta không yêu thương được, thì làm sao ta có thể yêu những người xa lạ, những người khó có cảm tình, nhất là những người thường gây bất lợi cho ta? Vậy, các chị hãy cho con cái mình những kinh nghiệm về yêu thương tốt đẹp nhất có thể. Đó là những gì cao quý nhất mà các chị có thể làm cho con cái mình!

Chuyện kể rằng: Cả thiên đàng và hỏa ngục đều dùng bữa với những thức ăn y như nhau, trong khung cảnh giống y hệt nhau, trong đó mỗi người đều phải dùng một đôi đũa dài cả thước để ăn. Thiên đàng và hỏa ngục chỉ khác nhau ở chỗ này: trên thiên đàng, mọi người không ai tự gắp thức ăn cho mình, mà gắp cho người khác ăn, vì thế, ai cũng được ăn no. Còn trong hỏa ngục, mọi người chỉ biết nghĩ đến mình, chỉ biết gắp thức ăn cho mình, nhưng vì đũa quá dài, chẳng ai gắp cho mình được gì cả, thế rồi chẳng ai được no, hết giờ ăn mà đói vẫn hoàn đói, từ đó họ trở nên căm thù nhau.

Cũng vậy, trong gia đình, không ai tự tạo hạnh phúc cho mình được, nên nếu ai cũng chỉ biết lo cho hạnh phúc của mình, thì chẳng ai hạnh phúc cả, và rồi sẽ phát sinh đủ thứ đau khổ. Tuy nhiên trong gia đình, người ta có thể tạo hạnh phúc cho người khác, vì thế, nếu mọi người trong nhà đều biết lo cho nhau, thì ai nấy đều hạnh phúc.

Con người là hình ảnh của Thiên Chúa, mà Thiên Chúa là tình thương, nên bản chất của con người cũng là tình thương. Vì thế, chỉ khi con người sống phù hợp với bản tính của mình là yêu thương, và thể hiện cụ thể tình yêu thương ấy với  người chung quanh, thì con người mới hạnh phúc. Nếu con người sống ích kỷ, tức ngược lại bản chất yêu thương của mình, con người sẽ đau khổ và làm cho những người chung quanh đau khổ.
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con tình yêu của Chúa, để chúng con lan toả ra cho mọi người, trước hết là cho những người trong gia đình con, những người Chúa trực tiếp giao cho con yêu thương, chăm sóc.
Xin Chúa dạy cho chúng con trở nên  môn đệ của Thiên Chúa Tình yêu, luôn sống yêu thương và nhiệt tâm mang lại hạnh phúc cho mọi người.
Xin cho mọi người trong gia đình chúng con thực tập từ bỏ tính ích kỷ để biết yêu thương nhiều hơn, hy sinh cho nhau nhiều hơn, để nên thánh thiện hơn. Amen.

Sống Chữ Lễ



SỐNG CHỮ LỄ

Thiên Phúc

            Gia đình Kitô giáo Việt Nam đang khủng hoảng trầm trọng, vì nó bị ảnh hưởng bởi não trạng duy kinh tế trong thời đại toàn cầu hóa. Người ta dành quá nhiều thời gian cho việc kiếm tiền nên không còn thời giờ dành cho nhau. Hơn nữa, nếp sống thực dụng từ Âu Mỹ tràn vào nước ta như cơn bão lốc, khiến người ta tiêm nhiễm thói ích kỷ, chỉ biết hưởng thụ và lo cho bản thân, mà quên đi người bên cạnh, thậm chí người bên cạnh đó chính là những người thân trong gia đình. Dần dà, tình cảm trong gia đình lạnh nhạt phôi pha. Con cháu bớt kính trọng cha mẹ, ông bà. Lễ giáo gia phong bị xem thường.

          Thêm vào đó, giáo dục ở nhà trường cũng là mối lo cho các gia đình Kitô giáo. Dường như người ta chỉ quan tâm đến việc đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế mà coi nhẹ chiều kích phẩm cách làm người. Học sinh chỉ nghĩ đến đối phó với thi cử nhiều hơn là học làm người. Châm ngôn “Tiên học lễ, hậu học văn” treo ở trường học chỉ là tấm bảng trang trí vô hồn, chẳng thầy cô nào quan tâm nhắc nhở học sinh lấy đó làm kim chỉ nam cho đời học trò.

          Vì thế, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã ra một Thư Chung, kêu gọi các gia đình hãy củng cố lại truyền thống tốt đẹp của gia đình: Gia đình là Giáo Hội tại gia, là trường học tự nhiên và căn bản trong nền giáo dục Ki-tô giáo. Mọi thành viên của gia đình, ông bà, cha mẹ và các anh chị em sống đạo nhiệt thành làm thành truyền thống Đức Tin gia đình.” (Số 28)

         
1.     Định nghĩa chữ Lễ.

Một trong những đức tính truyền thống tốt đẹp của người Á Đông đó là sống chữ Lễ. Chữ Lễ được hiểu là Lễ giáo, là những điều giáo dục về khuôn phép sống ở đời theo tư tưởng Nho giáo ngày xưa. Chữ Lễ còn được hiểu là Lễ nghĩa, là những phép tắc phải theo để cư xử trong gia đình, xã hội sao cho phải đạo của kẻ trên người dưới. Chữ Lễ còn được hiểu là Lễ độ, đó là thái độ được coi là đúng khuôn phép trong cách cư xử, tỏ ra biết coi trọng người khác khi tiếp xúc, giao tế. Chữ Lễ còn được hiểu như là Lễ phép, là hành vi được coi là đúng mực đối với người trên, tỏ ra có lòng kính trọng những bậc cao niên, ân sư như ông bà, cha mẹ, thày dạy, v.v…...

Trong phạm vi hạn hẹp của bài này, chúng tôi chỉ xin trình bày giới hạn trong chữ Lễ phép mà thôi. Đó là những lời nói, cử chỉ nhã nhặn, khiêm tốn, biết tôn trọng người khác và tôn trọng cả chính mình. Người có lễ phép lịch sự là người có văn hóa, có giáo dục; biết cư xử, giao tiếp đúng mực; được mọi người kính trọng và yêu thương.

2.     Muốn sống Lễ phép phải làm sao?

Người sống Lễ phép là người biết sống công bằng và bác ái, bởi nền tảng của Lễ phép chính là công bằng, bác ái. Thật vậy, muốn lễ phép với người khác buộc ta phải tôn trọng quyền lợi và nhân phẩm của họ, phải giữ gìn bản thân để không xâm phạm đến tự do của kẻ khác. Hơn nữa, muốn là người có lễ phép, ta phải dẹp bỏ tính ích kỷ, chế ngự tính nóng nảy, kiểm soát các ngũ quan, nhất là lời ăn tiếng nói, để tạo bầu khí vui tươi cởi mở, hầu làm hài lòng những người chung quanh. Vì thế, Lễ phép chính là cho đi, cho đi chính mình. Có câu danh ngôn này: “Lễ phép là đoá hoa thơm của đức ái”.
         
          Người sống Lễ phép là người biết sống chân thành, bởi chân thành là “hồn” của Lễ phép. Người có Lễ phép không chỉ có những lời nói, cử chỉ, phong cách hết sức lịch sự, nhã nhặn, khiêm tốn; người có Lễ phép không chỉ biết sống chan hòa với mọi người, biết nghệ thuật làm vui lòng người khác, nhưng nhất là, phải rất mực chân thành. Nghĩa là tâm tình bên trong cũng phải tốt đẹp như thái độ bên ngoài. Nếu chỉ có cái vỏ Lễ phép bên ngoài mà không có sự chân thành bên trong, thì cũng chỉ như cái xác không hồn, sớm muộn gì cũng bị người ta phát hiện. Vì thế, Lễ phép mà không có sự chân thành thì chỉ là giả hình mà thôi!

3.     Gía trị nền tảng của Lễ phép là gì?

Đọc Kinh Thánh, ngay từ chương đầu của sách Sáng Thế Ký, câu 27, Thiên Chúa đã tạo dựng con người theo và giống hình ảnh của Người. Con người vừa là hình ảnh tốt đẹp của Thiên Chúa, vừa là tác phẩm tuyệt vời của Đấng Tạo Hóa. Mỗi người đều có một phẩm gía độc nhất vô nhị mà không ai có được. Mỗi người đều có một giá trị cao quý mà Thiên Chúa chỉ ban cho riêng họ mà thôi. Vì thế, mọi người đều được tôn trọng đúng với phẩm gía của mình. Người Kitô hữu cần được giáo dục phải biết kính trọng người khác, bất kể người ấy thuộc thành phần nào, tôn giáo nào, quốc gia nào. Đây là trọng tâm và nền tảng của giáo dục Kitô giáo.

4.     Lễ phép bắt đầu từ đâu?

Gia đình là trường học đầu tiên, là nơi mà nhân cách của đứa trẻ được đào tạo. Cha mẹ chính là những nhà giáo dục trước tiên cho con cái về những đức tính nhân bản và đạo đức. Vì thế, cách cư xử của cha mẹ là bài học sống động và cụ thể nhất cho con cái noi theo. Trẻ em làm điều cha mẹ làm chứ không hoàn toàn làm điều cha mẹ nói. Người mẹ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tính tình và nhân cách của đứa con. Còn người cha tạo cho con cái bản lĩnh vững vàng, biết làm chủ cảm xúc qúa độ của mình. Trẻ em học hỏi được cách sống Lễ phép trước hết từ nơi cha mẹ, vì gia đình là cái nôi, cung cấp cho trẻ những nhận thức đầu tiên về cuộc đời. Cũng nơi gia đình mà con trẻ được học làm người và làm người đầy đủ. Vì thế, cha mẹ vừa là người bạn thân thiết, vừa là người thầy mẫu mực của con cái. Cha mẹ là người cung cấp cho con những hành vi đạo đức, nhân bản như đi thưa về chào, biết kính trên nhường dưới, biết phân biệt đúng sai phải trái. Đúng như lời ông cha ta đã dạy:
“Trời sinh ra đã làm người,
Hay ăn, hay nói, hay cười, hay chơi.
Khi ăn thì phải lựa mùi,
Khi nói thì phải lựa lời chớ sai.
Khi vui, chớ có vội cười,
Nơi không lễ phép chớ chơi làm gì!”

Bài học đầu tiên mà con cái sẽ học được nơi cha mẹ, đó là sự kính trọng, lễ phép của cha mẹ dành cho ông bà trong gia đình. Kế đến là sự kính trọng, yêu thương mà cha mẹ dành cho nhau. Sau cùng là sự tôn trọng, quý mến của cha mẹ dành cho con cái. Nói cha mẹ phải tôn trọng con cái thì hơi khó nghe, nhưng thật ra, lại rất dễ hiểu. Bởi chính trong mức độ tôn trọng phẩm gía của con cái, mà cha mẹ mới có thể giáo dục cho chúng biết kính trọng những người khác.

            Kết luận.
           
            Một nhà giáo dục đã nhận định như sau: “Lễ phép là biểu lộ lòng biết ơn về tất cả những gì mình đã nhận được”. Chúng ta đã lãnh nhận biết bao ân huệ của ông bà, cha mẹ, anh chị em, và tất cả những người thiện chí. Vì thế, sống Lễ phép là cách ứng xử không thể thiếu đối với những ai có tấm lòng biết ơn. Hơn nữa, thánh Phaolô trong thư gửi cho giáo đoàn Philipphê còn nhắc nhở: “Thưa anh em, những gì là chân thật, cao quý, những gì là chính trực tinh tuyền, những gì là đáng mến và đem lại danh thơm tiếng tốt, những gì là đức hạnh, đáng khen, thì anh em hãy để ý”. (Pl 4,8) Sống theo lời khuyên của thánh Tông đồ là chúng ta đang củng cố lại truyền thống tốt đẹp của gia đình Kitô giáo trong thời đại hôm nay.