Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

Gia Đình Yêu Thương



GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG
Thiên Phúc

Con người được mời gọi hiện hữu vì tình yêu và đến với tình yêu. Tông Huấn về Gia Đình số 11 viết: “Tình yêu thương là căn bản và bẩm sinh của con người”. Hơn nữa, nơi duy nhất tình yêu có thể trao hiến cho nhau về thể lý lẫn tinh thần chính là tình yêu trong gia đình.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã khẳng định: “Tương lai của nhân loại nằm trong tay gia đình”. Quả thật, nếu chỉ có tình yêu thương mới có thể cứu vãn nhân loại, thì tình yêu thương ấy con người chỉ có thể học hỏi từ nơi gia đình mà thôi. Nhân loại sẽ đi về đâu, nếu trong gia đình vợ chồng không yêu thương nhau. Nếu người cha, người mẹ không còn biết sống cho con cái mình?

Mẹ Têrêxa Calcutta có lời khuyến khích đơn sơ nhưng rất căn bản cho sự phát triển và hạnh phúc của con người: “Hãy phổ biến tình yêu thương khắp nơi bạn sinh sống. Trước hết là trong chính gia đình bạn, cha mẹ hãy yêu thương con cái, vợ chồng yêu thương nhau, mọi người hãy yêu thương người lân cận mình, đừng để bất cứ ai đến với ta mà ra đi không cảm thấy mình được trở nên tốt hơn, hạnh phúc hơn”.

Vậy các bậc Hiền Mẫu chúng ta, hãy tìm hiểu về tình yêu thương trong gia đình, và quyết tâm thực hiện tình yêu thương ấy để mang lại hạnh phúc cho nhau và cho chính mình.

1.     Mẫu gương của gia đình

Gia đình có một mẫu gương rất tuyệt vời, đó là Thiên Chúa Ba Ngôi. Nếu con người hình ảnh của Thiên Chúa thì gia đình hình ảnh của Ba Ngôi Thiên Chúa. Thiên Chúa không sống đơn độc nhưng sống trong một gia đình Ba Ngôi. Ba Ngôi  khác biệt nhưng sống chung và làm việc với nhau,  yêu thương kết hợp với nhau, thắm thiết như  một gia đình, tới mức độ tuy Ba Ngôi nhưng chỉ một Thiên Chúa duy nhất. Cũng vậy, nếu Ba Ngôi là mẫu gương của gia đình thì mọi thành viên trong gia đình cũng phải yêu thương nhau, hòa hợp với nhau như một. Nhờ đó gia đình trở thành một thiên đàng tại thế, hưởng nếm phần nào hạnh phúc của thiên đàng mai sau. Muốn được vậy, các thành viên trong gia đình hãy hết lòng quan tâm chăm sóc nhau   hy sinh cho nhau. Đó là hình ảnh trung thực của thiên đàng vĩnh cửu.

2.     Bóng ma của gia đình

Bóng ma của gia đình chính là tính ích kỷ. Bất cứ một gia đình bất hạnh nào cũng thấy bóng dáng tính ích kỷ của một thành viên nào đó. Chính nó đã gây biết bao đau khổ cho gia đình. Nếu thành viên ích kỷ ấy người cha hay người mẹ, thì đau khổ trong nhà sẽ hết sức lớn lao. Gia đình nào càng nhiều người ích kỷ, gia đình ấy càng bất hạnh. Trái lại, gia đình nào càng nhiều người sống vị tha, biết hy sinh cho người khác, sẵn sàng thông cảm tha thứ cho nhau, gia đình ấy chắc chắn hạnh phúc, và là một gia đình thánh thiện.

3.     Bản chất của ta là yêu thương

          Thiên Chúa nguồn yêu thương. thế, muốn yêu thương, muốn loại trừ tính vị kỷ, con người phải kết hợp với Thiên Chúa, nguồn tình thương. Hãy luôn nhớ mình hình ảnh của Thiên Chúa được tạo dựng giống như Thiên Chúa được thông phần bản tính của Thiên Chúa”.  Nếu chúng ta giống hình ảnh của Thiên Chúa, được thông phần bản tính Ngài, thì bản chất của chúng ta cũng là yêu thương. Nếu chúng ta không yêu thương hay không yêu thương đủ, là chúng ta sống không đúng với bản chất của ta. Nhờ thường xuyên ý thức như thế, chúng ta sẽ yêu thương mọi người cách dễ dàng, và sẵn sàng làm tất cả để mọi người được hạnh phúc.

4.     Tập sống yêu thương

Gia đình là môi trường thuận lợi để chúng ta tập sống yêu thương. Cha mẹ yêu thương con cái điều kiện vị lợi, đồng thời mong con cái đáp lại tình yêu thương ấy. Bài tập yêu thương này hết sức dễ dàngyêu thương người đã hết lòng yêu thương hy sinh cho mình thì không có gì khó khăn. Tình yêu đáp trả này tự phát sinh do mình nhận được từ cha mẹ quá nhiều. Đây thứ tình yêu nhận nhiều hơn cho. Đó tình yêu cao cả nhất phản ảnh trung thực nhất tình yêu của Thiên Chúa con người kinh nghiệm được trong đời sống gia đình.

 Ngoài cha mẹ thì các anh chị em cũng yêu thương nhau bằng một tình yêu tương đối vị lợi. Với tình yêu này, con người phải tập cho nhiều hơn nhận ít hơn so với tình yêu đối với cha mẹ.

Trong gia đình, con người được yêu và chủ động yêu, nhận hy sinh từ người khác và chính mình cũng hy sinh cho người khác. Nhưng con người còn được Thiên Chúa mời gọi yêu thương một cách rộng rãi hơn, vượt khỏi phạm vi gia đình, để đến với những người ngoài. Yêu như thế khó hơn rất nhiều, nhưng nhờ áp dụng những kinh nghiệm về yêu thương đã có trong gia đình, việc yêu thương người ngoài gia đình, thậm chí kẻ thù, trở nên khả thi hơn.

Nếu những người trong gia đình – là những người tự nhiên yêu thương ta nhất và ta dễ yêu thương nhất – mà ta không yêu thương được, thì làm sao ta có thể yêu những người xa lạ, những người khó có cảm tình, nhất là những người thường gây bất lợi cho ta? Vậy, các chị hãy cho con cái mình những kinh nghiệm về yêu thương tốt đẹp nhất có thể. Đó là những gì cao quý nhất mà các chị có thể làm cho con cái mình!

Chuyện kể rằng: Cả thiên đàng và hỏa ngục đều dùng bữa với những thức ăn y như nhau, trong khung cảnh giống y hệt nhau, trong đó mỗi người đều phải dùng một đôi đũa dài cả thước để ăn. Thiên đàng và hỏa ngục chỉ khác nhau ở chỗ này: trên thiên đàng, mọi người không ai tự gắp thức ăn cho mình, mà gắp cho người khác ăn, vì thế, ai cũng được ăn no. Còn trong hỏa ngục, mọi người chỉ biết nghĩ đến mình, chỉ biết gắp thức ăn cho mình, nhưng vì đũa quá dài, chẳng ai gắp cho mình được gì cả, thế rồi chẳng ai được no, hết giờ ăn mà đói vẫn hoàn đói, từ đó họ trở nên căm thù nhau.

Cũng vậy, trong gia đình, không ai tự tạo hạnh phúc cho mình được, nên nếu ai cũng chỉ biết lo cho hạnh phúc của mình, thì chẳng ai hạnh phúc cả, và rồi sẽ phát sinh đủ thứ đau khổ. Tuy nhiên trong gia đình, người ta có thể tạo hạnh phúc cho người khác, vì thế, nếu mọi người trong nhà đều biết lo cho nhau, thì ai nấy đều hạnh phúc.

Con người là hình ảnh của Thiên Chúa, mà Thiên Chúa là tình thương, nên bản chất của con người cũng là tình thương. Vì thế, chỉ khi con người sống phù hợp với bản tính của mình là yêu thương, và thể hiện cụ thể tình yêu thương ấy với  người chung quanh, thì con người mới hạnh phúc. Nếu con người sống ích kỷ, tức ngược lại bản chất yêu thương của mình, con người sẽ đau khổ và làm cho những người chung quanh đau khổ.
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con tình yêu của Chúa, để chúng con lan toả ra cho mọi người, trước hết là cho những người trong gia đình con, những người Chúa trực tiếp giao cho con yêu thương, chăm sóc.
Xin Chúa dạy cho chúng con trở nên  môn đệ của Thiên Chúa Tình yêu, luôn sống yêu thương và nhiệt tâm mang lại hạnh phúc cho mọi người.
Xin cho mọi người trong gia đình chúng con thực tập từ bỏ tính ích kỷ để biết yêu thương nhiều hơn, hy sinh cho nhau nhiều hơn, để nên thánh thiện hơn. Amen.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét